Đối tượng nhiễm Giun sán

Những người có thói quen ăn thịt tái sống có thể nhiễm ký sinh trùng. Hàng đầu là các bệnh giun sán: giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, sán lá gan, sán dây, sán lá phổi, giun chỉ. Mầm giun sán rất phổ biến trong thức ăn tái sống.[1]

Một số loài có thể kể đến như[2]:

  • Giun xoắn (do ăn thịt heo hoặc thịt động vật hoang dã sống hoặc nấu chưa chín)
  • Sán đầu gai (do ăn các động vật mang ấu trùng như cá, tôm, ốc, ếch, lươn, rắn… không nấu chín)
  • Sán lá nhỏ ở gan (do ăn cua, cá, thực vật thuỷ sinh sống hoặc nấu chưa chín)
  • Sán lá lớn ở gan (do ăn thực vật thuỷ sinh mang ấu trùng)
  • Sán lá phổi (do ăn cua, tôm, ốc sống hoặc nấu nướng chưa chín)
  • Sán lá ruột (do ăn cá, thực vật thuỷ sinh như rau muống, rau nhút… sống hoặc nấu chưa chín)
  • Sán dải heo (do ăn thịt heo mang trứng hay đốt sán dải (heo gạo) sống hoặc nấu chưa chín…

Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ở Việt Nam và số người mang loại ký sinh trùng cũng tương đối nhiều[3] Người Việt Nam hầu như ai cũng chứa giun sán trong cơ thể, lý do không chỉ vì tập quán ăn uống, mà còn do khí hậu nóng ẩm[1]. Trong 90 triệu người Việt Nam chiếm khoảng 80% dân số đang nhiễm phải giun, 60 triệu người Việt Nam nhiễm giun, cứ 10 người Việt Nam thì có bảy, tám người bị nhiễm giun sán. Khoảng 70 – 80 % người dân nhiễm ít nhất một loại giun sán nào đó. Khoảng 3/4 dân số Việt Nam bị nhiễm giun, tỷ lệ nhiễm ở nam cao gấp 3 lần nữ[1][4][5]

Liên quan